0925 38 83 38

Làm thêm tại Đức – những thông tin cần biết

Trong suốt quá trình học tập ở Đức, ngoài số tiền 8040 Euro trong tài khoản phong tỏa Sperrkonto, có rất nhiều bạn sinh viên vẫn đi làm thêm để tăng thêm thu nhập cũng như tự lập về tài chính, không cần đến nguồn tài trợ từ bố mẹ. Vậy công việc làm thêm nào sẽ phù hợp với bạn? Bạn sẽ nhận được số tiền là bao nhiêu cho mỗi giờ làm thêm như thế và sẽ được phép làm thêm bao nhiêu ngày trong 1 năm? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn du học sinh đang băn khoăn về vấn đề này.
Bạn có thể làm công việc gì?
Ttrước hết, bạn cần nhớ rằng có rất nhiều cơ hội việc làm thêm cho sinh viên. Bạn có thể tìm thấy vô số các thông tin tuyển dụng trên “Schwarzes Brett” (bảng thông báo) trong khuôn viên trường đại học hoặc trên các website. Biết tiếng Đức chắc chắn sẽ là 1 lợi thế khiến việc tìm kiếm của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Công việc lý tưởng nhất đối với các bạn sinh viên, để họ có thể vừa làm vừa bổ sung thêm kiến thức chính là công việc làm thêm tại một viện nghiên cứu, thư viện hoặc trong các cơ sở tại trường đại học của họ. Nhưng không phải ai cũng có được cơ hội đó. Thông thường, sinh viên hay làm bồi bàn tại các quán cà phê, quán ăn hay quán rượu. Một số khác thường làm hướng dẫn viên tại các hội chợ thương mại hay giao hàng, làm những công việc lặt vặt như dọn vệ sinh, trông trẻ, làm việc trong các cửa hàng photocopy…. Nếu tiếng Đức của bạn tốt, tìm kiếm việc làm thêm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tìm hiểu thông tin tuyển dụng ở đâu?
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm một công việc, hãy chú ý đến “Schwarze Bretter”. Đó là những bảng thông báo lớn với rất nhiều thông tin, chủ yếu đặt tại các trường đại học, thư viện hay siêu thị.Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin bằng cách liên hệ với Studentenwerk tại trường bạn hoặc Cơ quan Lao động Liên bang thành phố nơi bạn sinh sống.
Vậy còn vấn đề thù lao thì sao? Bạn sẽ kiếm được kha khá từ công việc bán thời gian đó chứ?
Thù lao bạn kiếm được hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức của bạn cũng như thành phố nơi bạn đang sinh sống. Ở những thành phố lớn hơn, đắt tiền hơn như München, Hamburg hay Köln, bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bù lại chi phí ăn ở, sinh hoạt ở những thành phố này cũng đắt hơn so với những nơi khác. Nếu làm thu ngân trong siêu thị hoặc tại các cửa hàng thức ăn nhanh bạn có thể kiếm được khoảng 6 €/h. Còn nếu bạn mong muốn kiếm được nhiều hơn (Khoảng 10 €/h) hãy làm việc trong văn phòng hay là promoter.
Dù bạn làm công việc gì đi nữa, hãy luôn ghi nhớ 1 điều rằng: “Bạn sẽ  không thể trang trải tất cả mọi thứ chỉ với số tiền kiếm được từ các công việc làm thêm. Hãy tập trung hơn vào việc học của mình để đảm bảo hoàn thành tốt mọi môn học”
Theo quy định, bạn sẽ được phép làm thêm bao nhiêu ngày 1 năm?
Điều này còn tùy thuộc vào việc bạn đến từ nước nào
Nếu bạn đến từ một trong những nước sau đây
Áo, Bỉ, Bulgaria, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Thụy Điển , Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha hoặc Anh
Bạn được phép làm việc thoải mái tùy theo bạn muốn. Tuy nhiên, cũng như sinh viên Đức, bạn không nên làm vượt quá 20 giờ/tuần. Nếu không, bạn sẽ được yêu cầu phải trả tiền vào hệ thống an sinh xã hội Đức.
Nếu bạn đến từ những quốc gia khác
Bạn có thể làm việc 120 ngày hoặc làm nửa ngày 240 ngày/ năm. Nếu bạn làm trợ lý sinh viên hoặc trợ lý nghiên cứu tại các trường đại học, công việc này thường không vượt quá giới hạn 120 ngày. Tuy nhiên, bạn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký người nước ngoài nếu bạn làm.
Hãy nhớ rắng các luật lao động liên quan đến sinh viên quốc tế rất nghiêm ngặt. Nếu bạn vi phạm chúng, bạn có thể bị trục xuất khỏi đất nước!
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Đăng kí tư vấn
Chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn!

LIÊN HỆ TƯ VẤN DU HỌC ĐỨC MIỄN PHÍ

Vui lòng để lại thông tin,
Chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!